Cắt mí mắt có được ăn chuối không? Cách ăn chuối đúng chuẩn
Bạn vừa trải qua tiểu phẫu làm đẹp cho “cửa sổ tâm hồn”, chắc chắn những thông tin về chế độ dinh dưỡng là chủ đề quan trọng không nên bỏ qua. Theo đó, cắt mí mắt có được ăn chuối không và cách chăm sóc nếp mí như thế nào. Cùng Seoul Center tìm hiểu rõ hơn về vấn đề có được ăn chuối sau cắt mí không qua bài viết sau.
Thành phần dinh dưỡng có trong chuối
Chuối là loại trái cây phổ biến trong cuộc sống hằng ngày có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong thành phần của chuối có nguồn carbohydrate dồi dào, giàu chất xơ, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất, protein và đường tự nhiên. Cụ thể, những thành phần có trong chuối theo công bố của Viện dinh dưỡng quốc gia gồm:
- Nước: 75%
- Chất đạm: 1,1g
- Carb: 22,8g
- Đường 12,2g
- Chất xơ: 2,6g
- Chất béo: 0,3g
- Vitamin B6, K, C
- Khoáng chất, kali và nhiều hoạt chất khác
Ăn 1-2 trái chuối mỗi ngày giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Bên cạnh đó, chất xơ trong chuối có thể duy trì ổn định hàm lượng đường trong máu, cải thiện tiêu hóa, giúp no lâu, giảm cân hiệu quả. Đồng thời, nguồn kali từ chuối cũng đem lại khả năng ổn định huyết áp, giải độc, cải thiện chức năng hoạt động của thận.
Cắt mí mắt có được ăn chuối không?
Giải đáp cho thắc mắc cắt mí mắt có được ăn chuối không? Các chuyên gia thẩm mỹ trả lời là CÓ. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại trái cây này trong thực đơn ở giai đoạn hậu phẫu cắt mí.
Chuối là loại trái cây nhiệt đới có nhiều giá trị dinh dưỡng, vừa hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, vừa tăng khả năng chữa lành vết thương. Đối với vết thương hở như cắt mí, chuối còn giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo mô da. Nhờ vậy, vùng tiểu phẫu sẽ hồi phục tốt hơn, ngăn ngừa sẹo và tạo nếp gấp tự nhiên.
Bên cạnh đó, chuối còn là loại trái cây khá mềm, dễ tiêu. Khi ăn chuối bạn sẽ không cần cử động cơ hàm quá nhiều nên giữ được vùng mí mắt ổn định, tránh tình trạng lệch mí.
Ngoài chuối ra, nhiều người cũng quan tâm đến các nhóm thực phẩm khác như: cắt mí kiêng thịt gà bao lâu?
Ăn chuối như thế nào là đúng sau cắt mí?
Từ những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc cắt mí mắt có được ăn chuối không. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại trái cây này sau khi đã thực hiện tiểu phẫu cắt mí nhưng không phải ai cũng biết tần suất, số lượng, thời điểm ăn đúng,...
Tần suất và lượng chuối ăn như thế nào là phù hợp?
Ăn chuối được đánh giá cực kỳ tốt cho người vừa mới cắt mí. Tuy nhiên, không phải ăn bao nhiêu chuối cũng được mà phải có liều lượng cụ thể bởi đây là loại trái cây có tính hàn nếu ăn quá nhiều dễ khiến mí mắt bị viêm, lở loét.
Để đảm bảo an toàn cho vết thương và tối ưu thời gian hồi, bạn chỉ nên ăn 1 quả chuối/ ngày. Mỗi tuần, tối thiểu cần bổ sung khoảng 2 – 3 quả chuối là vừa đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Thời điểm ăn chuối tốt cho cơ thể sau cắt mí
Chuối có thể ăn trong các bữa phụ có hiệu quả giúp cơ thể no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn. Do đó, để tránh đầy bụng, khó tiêu khi cơ thể vẫn còn yếu khi mới cắt mí, bạn nên ăn chuối sau bữa chính khoảng 1 - 2 tiếng.
Cần lưu ý, không ăn chuối khi đang đói bụng sẽ gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Nguyên nhân bởi hàm lượng kali có trong chuối rất cao có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày, viêm loét đường ruột.
Một số thực phẩm không nên ăn cùng với chuối
Chị em cần lưu ý bản thân chuối đã là loại trái cây với hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ gây đầy bụng khó tiêu. Do đó, bạn không nên kết hợp chuối với những loại thực phẩm khác có thể khiến đường ruột phải chịu áp lực lớn. Một số thực phẩm không nên kết hợp cùng chuối như sữa, sữa chua, khoai tây,...
Cắt mí cần kiêng khem cẩn thận, nhưng liệu xoài có nằm trong danh sách đó? Khám phá ngay bài viết cắt mí có được ăn xoài không để biết câu trả lời và lời khuyên dinh dưỡng sau phẫu thuật.
Những đối tượng nào được khuyên không nên ăn chuối?
Chuối tốt là vậy nhưng không phải ai cũng nên lựa chọn loại trái cây này. Vì vậy, ngoài chú trọng tìm hiểu cắt mí mắt có được ăn chuối không thì bạn cũng cần nắm rõ một số đối tượng thường được bác sĩ khuyến cáo không nên ăn loại trái cây này như:
- Người đã có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, tim mạch không nên ăn chuối có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.
- Chuối có thể làm rối loạn tiêu hóa, khiến đường ruột hoạt động thiếu ổn định nên không phù hợp với người tiêu chảy.
- Những người có tiền sử viêm cầu thận, suy thận cũng không nên lựa chọn chuối trong thực đơn.
- Trong chuối có hàm lượng đường khá cao nên những người đang bị sâu răng hoặc có vấn đề về răng miệng không nên ăn loại trái cây này.